Thẻ ghi nợ là gì? Chắc hẳn khi nghe đến tên của loại thẻ này bạn đã đoán được công dụng của nó rồi đúng không nào? Thẻ ghi nợ mang lại rất nhiều lợi ích. Cần lưu ý gì khi sử dụng lần đầu thẻ ghi nợ? Những thông tin khách quan sau đây sẽ giúp bạn giải đáp. Tìm hiểu ngay nhé!
Thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ là loại thẻ được ngân hàng phát hành cho chủ thẻ để thanh toán thay tiền mặt. Thẻ ghi nợ có đầy đủ chức năng của thẻ ATM (rút tiền mặt, chuyển khoản, xem số dư tài khoản, in sao kê …).
Chủ thẻ có thể thanh toán tại trực tiếp tại POS trong siêu thị, TTTM và thanh toán online trên các website thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Amazon…
Thẻ ghi nợ được liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn. Số tiền bạn sử dụng bằng với số tiền có trong thẻ. Do đó, bạn cần nạp tiền vào tài khoản ngân hàng thì mới sử dụng được thẻ ghi nợ. Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không có tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau”.
Đặc điểm của thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ thông thường có những đặc điểm cơ bản sau:

- Trên thẻ có ghi số thẻ ghi nợ gồm 16 chữ số
- Tên chủ thẻ: thẻ thuộc sở hữu cá nhân
- Thời gian hiệu lực của thẻ ghi nợ: Thẻ ghi nợ hiện nay đều có thời hạn sử dụng, thông thường tối đa là 8 năm. Khi thẻ hết hạn, chủ thẻ có thể đến ngân hàng để gia hạn.
- Số tài khoản thẻ ghi nợ: Đây là số tài khoản ngân hàng của chủ thẻ liên kết trực tiếp với thẻ.
- Số CVV/CCS: gồm 3 chữ số tại mặt sau thẻ ghi nợ.
Thẻ ghi nợ có mấy loại?
Thẻ ghi nợ nội địa
Thẻ ghi nợ nội địa có phạm vi sử dụng trong nước. Bạn có thể dùng thẻ này thanh toán khi mua sắm, ăn uống, mua sắm online,… với điều kiện các dịch này phải ở trong nước. Tùy ngân hàng, bạn có thể phải trả một mức phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, tuy nhiên thường là sử dụng miễn phí.
Bạn có thể hiểu thẻ ATM mọi người hay sử dụng của ngân hàng Vietcombank, Agribank, Techcombank,…chính là thẻ ghi nợ nội địa.

Thẻ ghi nợ quốc tế
Thẻ ghi nợ quốc tế có cách sử dụng tương tự thẻ nội địa nhưng phạm vi sử dụng toàn cầu. Có những thẻ như MasterCard Debit, Visa Debit, JCB Debit,… Thường sẽ bị tính một mức phí nhất định khi sử dụng.
- Thẻ ghi nợ quốc tế Visa (Visa Debit)
Đây là loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng có liên kết với tổ chức Visa. Các giao dịch được tiến hàng thông qua nền tảng thanh toán an toàn Verified by Visa. Thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit được sử dụng để chi tiêu trên phạm vi toàn cầu và thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có logo Visa
- Thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard (MasterCard Debit)
Đây là thẻ được phát hành bởi các ngân hàng có liên kết với tổ chức MasterCard Worldwide. Các giao dịch được tiến hành thông qua nền tảng thanh toán SecureCode. Thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit được sử dụng để chi tiêu trên phạm vi toàn cầu và thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có logo MasterCard.

Chức năng của thẻ ghi nợ là gì?
Thẻ ghi nợ có đầy đủ chức năng như một chiếc thẻ thanh toán, bao gồm:
- Thanh toán online và trực tiếp tại các điểm giao dịch: Thay vì sử dụng tiền mặt, chỉ với 1 thao tác quẹt thẻ đơn giản là bạn đã nhanh chóng thanh toán cho hóa đơn của mình. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi nhân viên thu tiền và không còn nỗi lo đánh mất tiền mặt. Ngoài ra, thẻ ghi nợ quốc tế còn được bảo mật bằng công nghệ Chip EMV. Mọi giao dịch của bạn luôn được bảo vệ an toàn.
- Nạp – chuyển – rút tiền tại hệ thống ATM: Đây là chức năng cơ bản có trong tất cả các loại thẻ ngân hàng nói chung và thẻ ghi nợ nói riêng. Với hệ thống ATM phủ rộng khắp toàn đất nước, khách hàng sở hữu thẻ ghi nợ đều có thể nhanh chóng nạp/chuyển/rút tiền tại các cây ATM.
- Gửi tiết kiệm trực tiếp tại ATM: Đây là cách thức để bạn đầu tư, tích lũy cho tương lai mà không cần đến trực tiếp quầy giao dịch mở sổ tiết kiệm. Bạn có thể gửi tiết kiệm nhanh chóng và quản lý ngay trên ứng dụng của ngân hàng.
- Truy vấn số dư: Theo dõi số dư tài khoản qua ATM và ngân hàng điện tử e-Banking nhanh chóng, dễ dàng.
- In sao kê: Các giao dịch của bạn sẽ được ngân hàng lưu lại. Bạn có thể in sao kê để kiểm tra lại.
Ưu, nhược điểm của thẻ ghi nợ là gì?
Ưu điểm
- An toàn hơn khi không mang nhiều tiền mặt trong người: Tất cả tiền của bạn đều nằm trong thẻ rất gọn gàng và an toàn. Bạn không sợ rơi rớt mất làm hao hụt tiền, không cần mang vác nhiều tiền mà vẫn thanh toán được khi cần.
- Tiết kiệm thời gian: Bạn không cần mất thời gian đến ngân hàng để thanh toán, không mất thời gian ngồi đếm số tiền lớn như khi giao dịch bằng tiền mặt. Tất cả giờ đây thật nhanh chóng khi bạn ngồi tại nhà vẫn thanh toán được khoản chi phí cần thanh toán chỉ bằng động tác chuyển tiền trong tài khoản.
- Dễ quản lý tài chính: Mọi giao dịch bằng thẻ ghi nợ đều được ghi lại do đó bạn có thể dễ dàng thống kê tài chính của mình mà chi tiêu cho phù hợp lại.

Nhược điểm
- Thẻ có rất ít ưu đãi từ ngân hàng và dường như không có ưu đãi trong năm.
- Phí sử dụng và lãi suất khi dùng thẻ rất cao khi quá hạn thanh toán. Đặc biệt phí rút tiền cao hơn các loại thẻ thông thường.
- Hạn mức sử dụng của thẻ là do ngân hàng quy định dựa trên uy tín và khả năng chi trả của bản thân bạn.
- Vì thế bạn cần cân nhắc, so sánh lợi hại và mục đích của bạn sử dụng thẻ ghi nợ là gì rồi hãy quyết định làm thẻ nhé.
Hạn mức thẻ ghi nợ hiện nay
Hạn mức rút tiền
Rút tiền tại máy ATM/CDM (Cash Deposit Machine: Máy gửi tiền tự động) : Hạn mức rút tiền thông thường là 20.000.000 VNĐ/giao dịch và 100.000.000 VNĐ/ngày.
Rút tiền tại quầy giao dịch: Một số ngân hàng cho phép khách hàng rút tối đa số tiền có trong thẻ. Tuy nhiên, tại một số khác như ngân hàng Vietcombank, khách hàng chỉ có thể rút tối đa 40.000.000 VNĐ với thẻ ATM thông thường.
Hạn mức chuyển tiền
Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về hạn mức chuyển tiền khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố của việc chuyển tiền như chuyển tiền nội địa (Chuyển tiền cùng hệ thống ngân hàng, chuyển tiền khác hệ thống), chuyển tiền đi trong nước từ tài khoản ngoại tệ, chuyển tiền đi nước ngoài bằng ngoại tệ…
Cách làm thẻ ghi nợ
Để làm thẻ ghi nợ, bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ như: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu và phí làm thẻ.
- Bước 2: Di chuyển đến phòng giao dịch của ngân hàng mà bạn muốn đăng ký mở thẻ.
- Bước 3: Lấy số thứ tự và ngồi đợi đến lượt.
- Bước 4: Di chuyển đến quầy giao dịch và thực hiện đăng ký mở thẻ theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
- Bước 5: Quay lại ngân hàng để nhận thẻ.
- Bước 6: Kiểm tra lại thông tin thẻ và tiến hành kích hoạt thẻ để sử dụng.
Tất cả các bước thực hiện này đều được nhân viên ngân hàng tư vấn chi tiết cho bạn.
Lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ
Chi phí rút tiền mặt
Phí rút tiền mặt của thẻ ghi nợ thấp hơn nhiều so thẻ tín dụng. Với thẻ ghi nợ, khi rút tiền tại các cây ATM trong và ngoài hệ thống ngân hàng, bạn sẽ mất phí rất thấp, thậm chí là miễn phí (tùy thuộc vào từng ngân hàng). Vậy nên trước khi làm thẻ ghi nợ, bạn nên tìm hiểu rõ những loại chi phí này.
Còn khi rút tiền từ thẻ tín dụng, bạn thường sẽ bị tính phí 4% tổng số tiền rút ra cộng thêm lãi suất cao như một khoản vay cá nhân. Vì vậy, nếu thường xuyên rút tiền mặt, bạn nên mở thẻ ghi nợ.
Bảo mật thông tin
Chủ thẻ cần bảo mật thông tin về mật khẩu thẻ, không nên đặt mật khẩu bằng những con số đơn giản hay theo ngày sinh tránh trường hợp bị đánh cắp thông tin và tài sản.
Trong trường hợp mất thẻ, bạn nên liên lạc với tổng đài của ngân hàng phát hành để yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức. Hiện nay, có nhiều ngân hàng cung cấp tính năng khóa thẻ thông qua các ứng dụng ngân hàng số thông minh, chỉ mất từ 3-5 phút. Vì vậy khi sử dụng thẻ ghi nợ, bạn có thể tải các app của ngân hàng phát hành thẻ để theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.
Kết luận
Hy vọng bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bạn cho câu hỏi thẻ ghi nợ là gì. Thẻ ghi nợ sẽ giúp bạn chi tiêu và quản lý dòng tiền hiệu quả hơn trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý đến việc đảm bảo số dư tài khoản hay bảo mật thông tin để tránh những điều không mong muốn xảy ra.
Bình luận / Hỏi đáp