YOY Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Chỉ Số YOY

Chỉ số YOY là gì mà nó lại quan trọng và phổ biến đến như vậy? Phổ biến và thông dụng đến mức, trong giới các nhà đầu tư và nhà quản trị, không ai là không biết đến chỉ số YOY. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác bạn nhé!

YOY là gì?

YOY có tên Tiếng Anh đầy đủ là Year Over Year ( năm này qua năm khác). Đây là chỉ số so sánh kết quả tài chính trong cùng một khoản thời gian, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực tài chính, không phân biệt ngành nghề hay quy mô.

Nếu nói theo nghĩa tiếng Việt thì YOY chính là chỉ số tăng trưởng của kinh tế. Dựa vào chỉ số YOY, chúng ta có thể thấy được sự phát triển của một doanh nghiệp, công ty, thậm chí là cả một nền kinh tế của đất nước.

Ví dụ: Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp A quý II năm 2020, chỉ YOY cao hơn YOY của quý II năm 2019. Từ đó chúng ta thấy rằng, doanh nghiệp A có chỉ số tăng trưởng ở quý II năm 2020 cao hơn cùng kỳ năm ngoái.

Ý nghĩa của chỉ số YoY

  • Chỉ số YOY giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp đang làm ăn ra sao so với cùng kỳ của năm ngoái. Từ đó có thể đưa ra được nhiều quyết định quan trọng cho doanh nghiệp.
  • Chỉ số YOY đã giúp loại bỏ được yếu tố mùa vụ của từng năm, từ đó giúp cho kết quả so sánh được khách quan hơn.

Ví dụ: Một công ty kinh doanh áo mưa thì doanh số chỉ bán tốt trong các tháng có mưa. Mưa thường diễn ra vào tháng 7,8,9 (tức là Quý III/2021). Chúng ta không thể so sánh kết quả kinh doanh của Quý III so với Quý II được vì bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ. Còn nếu chúng ta dùng YOY thì chúng ta sẽ mang Quý III/2021 so sánh với Quý III/2020. Lúc này mới phản ánh đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Chỉ số YoY giúp nhà đầu tư dễ dàng tính toán được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp này như thế nào qua các năm. Từ đó có thể đưa ra được nhận định để quyết định đầu tư vào công ty nào trên thị trường chứng khoán.

Lí do bạn cần tính YoY là gì?

Cho thấy những gì đang hiệu quả và những gì không

Tính YoY có thể giúp bạn đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Bạn có thể xem liệu doanh nghiệp của mình có đang phát triển từ năm này sang năm khác, chứ không chỉ tháng này qua tháng khác. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các xu hướng dài hạn và nếu doanh nghiệp của bạn đang cải thiện theo thời gian.

Bằng cách đo lường nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh, bạn có thể thấy những gì hiệu quả và những gì không. Nếu điều gì đó không hiệu quả, bạn có thể cần phải cắt giảm chi phí hoặc thực hiện các thay đổi khác để cải thiện.

Ví dụ: chi phí quảng cáo từng năm cho sản phẩm A có thể tốt nhưng không tốt cho sản phẩm B.

Giúp nhận được các khoản đầu tư

Các nhà đầu tư thường muốn xem YoY là gì trước khi quyết định có đầu tư vào công ty bạn hay không. Tăng trưởng qua từng năm cho họ thấy liệu doanh nghiệp của bạn có phải là một khoản đầu tư tốt cho họ hay không.

Cho dù nhà đầu tư là một thành viên trong gia đình, bạn bè, nhà đầu tư tư nhân cho doanh nghiệp nhỏ của bạn hay một người bên ngoài khác, hãy đảm bảo có sẵn phân tích YoY của bạn.

Đặt tính thời vụ vào đúng bối cảnh

Tính toán tăng trưởng qua từng năm đặc biệt tốt cho các doanh nghiệp có cao điểm theo mùa. Ví dụ, doanh số bán hàng của công ty liên quan đến nhà kính có thể đạt cao nhất vào mùa xuân và mùa hè trong khi doanh nghiệp bán lẻ có thể đạt cao điểm vào tháng 11 và tháng 12.

Tốc độ tăng trưởng YOY giúp loại bỏ mọi biến động hàng tháng. Thay vì thấy sự tăng và giảm lớn giữa các tháng theo mùa, bạn có thể so sánh doanh số bán hàng hiện tại của mình với cùng thời điểm năm ngoái.

Từ đó, bạn có thể biết mình đang làm tốt hơn tháng trước nhưng thực tế lại giảm so với năm ngoái hoặc bạn đang làm kém hơn tháng trước nhưng tăng so với năm ngoái.

Giúp phát hiện lỗi

Tương tự như việc so sánh doanh số hoặc doanh thu, thực hiện phân tích tăng trưởng qua từng năm có thể giúp bạn tìm ra sai sót và chênh lệch trong sổ sách của mình. Nếu có sự tăng hoặc giảm lớn so với năm ngoái, bạn có thể đã ghi sai điều gì đó.

So sánh YOY có ưu nhược điểm gì?

Tất cả mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại. Việc so sánh chỉ số Yoy củng không nằm ngoài quy luật này.

Về ưu điểm

  • Khi so sánh chỉ số Yoy, như đã phân tích ở trên chúng ta sẽ so sánh bỏ qua yếu tố thời vụ để mang lại sự khách quan nhất.
  • Chỉ số Yoy giúp rút ngắn quá trình phân tích, dẫn chúng ta đến với kết quả cuối cùng. Ví dụ cụ thể : thay vì so sánh tỷ lệ phát triển khách hàng mới tháng 4/2019 tăng 500 người so với tháng 3/2019 thì có thể so sánh năm như từ tháng 4/2018 đến 4/2019 tỷ lệ phát triển khách hàng mới tăng thêm 6000 người chẳng hạn.
  • Cuối cùng, việc tính toán chỉ số Yoy rất đơn giản, không cần dùng đến máy tính vẫn có thể tính được chính xác.

Vậy nhược điểm của Yoy là gì? 

  • Nếu chúng ta so sánh chỉ số Yoy theo năm, điều đó có nghĩa là quá trình biến động lên xuống giữa các tháng trong năm đã được bỏ qua. Vậy thì sẽ không thấy được các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình này.
  • Nếu một công ty có kết quả tăng trưởng là âm. Thì mọi so sánh chỉ số yoy hoàn toàn vô nghĩa.
  • Cung cấp thông tin khá hạn chế
  • Cung cấp quá nhiều ý nghĩa khi xu hướng được quan sát chỉ trong một giai đoạn tính toán

Công thức tính chỉ số YOY và ví dụ

Công thức tính toán chỉ số YOY
Công thức tính toán chỉ số YOY

Công thức

Công thức tinh YOY sẽ được tính như sau:

YoY = (Doanh số kỳ này – Doanh số cùng kỳ năm trước) / Doanh số cùng kỳ năm trước

Bước 1: Bạn lấy doanh số của kỳ so sánh này trừ đi doanh số của cùng kỳ năm trước để tìm ra phần chênh lệch.

Bước 2: Bạn lấy phần chênh lệch được tính ra ở trên chia cho số liệu của cùng kỳ năm trước, sẽ ra được một con số thập phân như 0,13 hoặc 0,67 chẳng hạn.

Bước 3: Quy đổi con số ở trên ra tỷ lệ phần trăm bằng cách nhân cho 100. Như 0,13 quy đổi thành 13% là con số tăng trưởng YOY của doanh nghiệp.

Việc tính toán YOY chỉ cần dùng máy tính trên điện thoại là có thể tính toán được rồi, không cần phần mêm chuyên dụng gì quá cao siêu. Việc của bạn chỉ cần tìm số liệu trên bảng báo cáo tài chính và nhập liệu tính toán mà thôi.

Ví dụ

  • Ví dụ 1: Công ty A đang kinh doanh trong lĩnh vực kem. Doanh số Quý I/2020 là 20 tỷ, doanh số Quý I/2021 là 30 tỷ. Vậy chỉ số YOY của doanh nghiệp A là bao nhiêu?

YOY = (30 tỷ – 20 tỷ) / 20 tỷ = 0,5 (tương tương 50%)

Được hiểu rằng tốc độ tăng trưởng YOY của doanh nghiệp là 50% so với cùng kỳ Quý II năm ngoái.

  • Ví dụ 2: Cửa hàng kinh doanh B đang kinh doanh trong lĩnh vực quần áo ấm cho mùa đông. Doanh số của Quý IV/2020 là 300 triệu đồng, doanh số Quý IV/2021 là 250 triệu đồng. Hãy tính chỉ số YOY của doanh nghiệp?

YOY = (250 triệu – 300 triệu) / 300 triệu = -0,1667 (tương đương -16,67%)

Tức là cửa hàng này đang bị sụt giảm doanh số so với cùng kỳ năm ngoái là 16,67%, nhà quản trị nên xem xét tình hình và đưa ra một số quyết định để thúc đẩy kinh doanh.

Ứng dụng của YOY

Tăng trưởng qua từng năm là điều cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nó không chỉ hữu ích trong bán lẻ mà còn rất nhiều lĩnh vực khác. Dưới đây là một số trong những điều nổi bật:

Logistics: Các công ty giao hàng và vận chuyển cũng theo dõi các con số hàng năm của họ. Họ thường quan tâm đến số lượng các mặt hàng được giao và các lần giao hàng riêng lẻ. Phương pháp YOY cho phép họ cải thiện các yếu tố nhất định và tăng hiệu quả. Một trong số đó là thay đổi tuyến đường để có thể giao hàng nhanh hơn.

Nhà hàng khách sạn: Các chuỗi cửa hàng cà phê, khách sạn và nhà hàng đều muốn theo dõi số lượng đối tượng mới. Ví dụ, báo cáo YOY 2019 cho thấy họ đã thêm 6 chi nhánh ở TPHCM và đóng cửa 3 địa điểm ở Hà Nội. Đây là một thống kê quan trọng cho thấy sự tăng trưởng hàng năm của họ.

Chăm sóc sức khỏe: Một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất trên thế giới cũng sử dụng phương pháp YOY. Bằng cách tính toán tăng trưởng qua từng năm, các thương hiệu chăm sóc sức khỏe có thể tập trung vào chăm sóc bệnh nhân nhưng cũng có thể tập trung vào các lĩnh vực khác như theo dõi chi phí của họ.

Vì vậy, nếu họ giới thiệu công nghệ mới, họ có thể thấy YoY tăng lên khá tốt. Nếu không, nó sẽ giúp hiển thị nơi họ nên thực hiện thay đổi. Điều này giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Kết luận

Bất kể bạn là nhà quản trị hoặc nhà đầu tư cũng đều phải biết đến chỉ số YOY là gì? Có thể YOY không phải là chỉ số quan trọng nhất nhưng nó là chỉ số cơ bản nhất khi so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Rate this post