Chắc hẳn những ai quan tâm theo dõi các bản tin thời sự nội dung về kinh tế sẽ thường nghe thấy thuật ngữ thặng dư. Thặng dư là gì và bản chất của nó ra sao hẳn là điều thắc mắc của nhiều người khi chưa hiểu rõ về nó.
Vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung dưới đây để biết thêm về thặng dư và những vấn đề xoay quanh thặng dư nhé.
Khái niệm thặng dư là gì?
Thặng dư là gì? Thặng dư có thể hiểu như là số tiền chênh lệch của giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu trừ đi số tiền mà chủ sở hữu đã chi ra dùng trong việc sản xuất ra loại hàng hóa đó.
Một ví dụ về thặng dư: Giả sử có một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000 đồng.
Đến giờ thứ hai trở đi, người đó làm ra được giá trị sản phẩm là 1100 nhưng vẫn dựa trên cơ sở sức lao động mà người đó đã bỏ ra ở giờ thứ nhất thì có giá trị chênh lệch là 100. Và giá trị đó chênh lệch đó là thặng dư.
Công thức thể hiện giá trị thăng dư là T – H – T’. Tức là ban đầu nhà tư bản sẽ có tiền và dùng số tiền có được để sản xuất tạo ra hàng hóa.
Mục đích khi nhà tư bản chi tiền là nhằm thu được một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà họ đã chi ra trong quá trình sản xuất.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là gì?
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là gì? Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải mua sức lao động và tư liệu sản xuất. Vì tư liệu sản xuất và sức lao động do nhà tư bản mua, nên trong quá trình sản xuất. Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản khi năng suất lao động đạt tới trình độ nhất định. Chỉ cẩn một phần của ngày lao động người công nhân làm thuê đã tạo tra giá trị bằng giá trị sức lao động của chính mình.
Bằng lao động cụ thể của mình, công nhân sử dụng các tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm. Và bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa (W) được sản xuất ra gồm hai phần: giá trị những tư liệu sản xuất đã hao phí được lao động cụ thể bảo tồn và chuyển vào sản phẩm (giá trị cũ, ký hiệu c) và giá trị mới (v+m) do lao động trìu tượng của công nhân tạo ra (lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động).
Phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động, được nhà tư bản thu lấy mà không trả cho người lao động, được gọi là giá trị thặng dư (m). Như vậy, lao động sống là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Bản chất của thặng dư là gì?
Bản chất của thặng dư là gì? Giá trị thặng dư được Mác nghiên cứu dưới góc độ hao phí lao động. Trong đó người đi làm thuê sẽ sản xuất được nhiều giá trị hơn so với chi phí mà họ nhận được.
Còn nhà tư bản bóc lột công sức lao động từ người lao động nhằm tạo ra nhiều thặng dư hơn cho mình và việc bóc lột càng nhiều sẽ cho ra giá trị thặng dư càng cao.
Do đó mà người nghèo thì nghèo mãi, còn người giàu thì cứ giàu mãi. Và chỉ khi sực bóc lột được loại bỏ khi nhà tư bản chi trả cho người lao động toàn bộ giá trị mới được tạo ra.
Đặc điểm của Thặng dư
Thặng dư trên thực tế không phải là lúc nào cũng được mong muốn xảy ra.
Ví dụ cụ thể khi một nhà sản xuất dự kiến quá mức nhu cầu trong tương lai cho một sản phẩm nhất định có thể tạo ra quá nhiều đơn vị sản phẩm chưa bán được, điều này gây ra thặng dư hàng hóa, ảnh hưởng đến tổn thất tài chính hàng quý hoặc hàng năm.
Sự dư thừa của hàng hóa dễ hỏng cụ thể như ngũ cốc có thể gây ra tổn thất vĩnh viễn vì nó không thể bán được.
Thặng dư kinh tế có mấy loại
Có hai loại thặng dư kinh tế: đó là thặng dư tiêu dùng (Consumer surplus) và thặng dư sản xuất (Producer surplus).
– Thặng dư tiêu dùng được hiểu là thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng, xảy ra khi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.
Thặng dư tiêu dùng xảy ra khi giá của sản phẩm hoặc dịch vụ thấp hơn giá cao nhất mà người tiêu dùng sẵn sàng trả.
Ví dụ trong cuộc đấu giá bức tranh, trong đó người mua giữ trong đầu mình một giới hạn về giá mà họ sẽ không trả vượt quá. Thặng dư tiêu dùng xảy ra nếu người mua này mua bức tranh với giá thấp hơn giới hạn định trước của mình.
Trong một ví dụ cụ thể khác, giả sử giá mỗi thùng dầu giảm, khiến giá xăng giảm xuống dưới mức giá mà một tài xế đã quen đổ xăng. Trong trường hợp cụ thể này, lợi nhuận của các chủ thể là người tiêu dùng có được chính là thặng dư tiêu dùng.
– Thặng dư sản xuất là chênh lệch giữa tổng doanh thu mà người bán nhận được từ việc bán một lượng hàng hóa nhất định và tổng chi phí biến đổi để sản xuất số hàng hóa đó.
Trong đó:
- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi mức sản lượng thay đổi.
- Tổng doanh thu là tổng sản lượng hàng hóa bán ra nhân với giá bán trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Tổng chi phí biến đổi được đo bằng diện tích bên dưới đường cung. Đường cung thể hiện mức giá thấp nhất mà người bán sẽ sẵn sàng chấp nhận cho mỗi đơn vị hàng hóa bán thêm. Đây là chi phí sản xuất đơn vị tiếp theo, được gọi là chi phí cận biên.
Thặng dư sản xuất sẽ xảy ra khi hàng hóa được bán với giá cao hơn giá thấp nhất mà nhà sản xuất sẵn sàng bán.
Trong bối cảnh đấu giá tương tự, nếu một nhà đấu giá đặt giá mở cửa ở mức giá thấp nhất, họ sẽ thoải mái bán một bức tranh, thặng dư nhà sản xuất xảy ra nếu người mua tạo ra một cuộc chiến đấu thầu, khiến mặt hàng được bán với giá cao hơn, vượt xa giá mở cửa tối thiểu.
Theo quy luật, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất sẽ loại trừ lẫn nhau, trong đó cái mang lại lợi ích cho cái này thì mang lại thiệt hại cho cái kia.
Lí do thặng dư xảy ra
Thặng dư xảy ra khi giữa cung và cầu cho một sản phẩm mất kết nối với nhau, hoặc khi một số người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm hơn những người khác.
Theo giả thuyết, nếu có một mức giá định sẵn cho một con búp bê nổi tiếng nào đó, rằng mọi người đều nhất trí và sẵn sàng trả tiền, thì sẽ không xảy ra thặng dư hay thiếu hụt.
Nhưng điều này trên thực tế rất hiếm khi xảy ra trong thực tế, bởi vì nhiều người và doanh nghiệp có ngưỡng giá khác nhau, cả khi mua và bán.
Những chủ thể là các nhà cung cấp liên tục cạnh tranh nhau để cho ra càng nhiều sản phẩm càng tốt, với giá tốt nhất. Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng đột biến, nhà cung cấp đưa ra mức giá thấp nhất có thể hết nguồn cung, điều này có xu hướng dẫn đến tăng giá chung trên thị trường, gây ra thặng dư sản xuất.
Điều ngược lại sẽ xảy ra là nếu giá giảm, và cung cao, nhưng lại không đủ cầu, thì điều này dẫn đến thặng dư tiêu dùng.
Thặng dư thông thường xảy ra khi chi phí của một sản phẩm ban đầu được đặt quá cao và không ai sẵn sàng mua mức giá đó. Trong những trường hợp cụ thể như vậy, các doanh nghiệp thông thường bán sản phẩm với chi phí thấp hơn so với dự kiến ban đầu, để chuyển sang dự trữ trong kho.
Kết quả của thặng dư
Thặng dư sẽ gây ra sự mất cân bằng thị trường trong cung và cầu của sản phẩm. Sự mất cân bằng này có nghĩa là sản phẩm không thể phân phối trong thị trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, chu kì thặng dư và thiếu hụt sẽ có cách tự mình cân bằng.
Đôi khi, để nhằm mục đích khắc phục sự mất cân bằng này, chính phủ sẽ tham gia vào và áp dụng một mức giá sàn (Price floor) – đưa ra một mức giá tối thiểu mà hàng hóa phải được bán. Mức giá áp dụng sẽ cao hơn so với người tiêu dùng dự định trả, do đó mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp.
Đôi lúc, sự can thiệp của chính phủ vào quá trình thặng dư là không cần thiết, vì sự mất cân bằng trong thặng dư có xu hướng tự điều chỉnh.
Khi các chủ thể là nhà sản xuất có nguồn cung dư thừa, họ phải bán sản phẩm với giá thấp hơn. Do đó, nhiều người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm vì giá sản phẩm rẻ hơn. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung nếu nhà sản xuất không thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Sự thiếu hụt nguồn cung khiến giá tăng trở lại, do đó khiến người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm vì giá cao, và chu kì cứ thể tiếp tục.
Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm cơ bản và trọng tâm nhất của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Dưới thời tư bản chủ nghĩa đây phương tiện để tích lũy tài sản dựa trên sự bóc lột công sức của người lao động. Đến nay giá trị thặng dư vẫn chưa hề mất đi.
Kết luận
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn có trả lời cho câu hỏi Thặng dư là gì, Nguồn gốc, bản chất giá trị? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!
Bình luận / Hỏi đáp