Thủ tục vay tiền ngân hàng cần những gì?

Thủ tục vay tiền ngân hàng
Thủ tục vay tiền ngân hàng

Ngày nay, vay vốn ngân hàng là nhu cầu rất lớn của xã hội. Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục vay tiền ngân hàng cần những gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây.

Hình thức vay tiền ngân hàng hỗ trợ.

Trước tiên, muốn cho vay chúng ta cần phải nắm được các hình thức mà ngân hàng sẽ cho vay hiện nay. Ngân hàng hỗ trợ hai hình thức: Vay tín chấp và vay thế chấp.

Thủ tục vay vốn, vay tiền ngân hàng
Thủ tục vay vốn, vay tiền ngân hàng

1. Vay tín chấp

Là hình thức vay mà bạn không cần có tài sản đảm bảo. Hay dễ hiểu là ngân hàng dựa vào uy tín, lịch sử giao dịch của bạn để quyết định khoản vay.

Hạn mức của mỗi người là khác nhau, thông thường là từ 5.000.000đ trở lên, thời gian vay cũng rất lớn có thể đến 2 năm. Thông thường khi cần gấp một số tiền tiêu dùng ngắn hạn, sẽ sử dụng vay tín chấp.

Thủ tục, điều kiện để bạn có thể vay tín chấp

  • Độ tuổi từ 18 tuổi trở lên (một số ngân hàng sẽ yêu cầu 23-66 tuổi)
  • Cần có thu nhập hàng tháng (thường 3-5tr/ tháng) – đối với cán bộ, công nhân, viên chức
  • Thu nhập từ 5-7tr/ tháng – đối với cá nhân thu nhập bằng tiền mặt.

Ngoài ra có một số công ty cung cấp dịch vụ vay tiền nhanh trực tuyến (với hạn mức vay từ lần đầu khoảng 4.000.000đ đến 10.000.000đ không cần chứng minh thu nhập, không tài sản đảm bảo).

Hồ sơ vay tín chấp tại ngân hàng

  • Thông thường thủ tục sẽ bao gồm một số thông tin cơ bản.
  • Chứng minh thư nhân dân / Thẻ căn cước công dân / Hộ chiếu (còn hiệu lực)
  • Bản sao kê lương 03 tháng gần nhất hoặc giấy tờ nào đó chứng minh thu nhập (Ví dụ sao kê ngân hàng của bạn)
  • Hợp đồng lao động (nếu có)

2. Vay thế chấp

Là hình thức vay vốn mà người vay có tài sản để đảm bảo, thế chấp cho ngân hàng. Bạn phải có tài sản nào đó thì mới có thể vay. Ví dụ bạn thế chấp nhà, thế chấp đất, thế chấp xe…

Trước khi vay, phía ngân hàng sẽ định giá tài sản của bạn. Mức tối đa bạn có thể vay sẽ ở mức 70% đến 80% giá trị tài sản.

Trong quá trình bạn vay thế chấp, bạn vẫn có thể sử dụng tài sản này. Ngân hàng chỉ giữ lại các giấy tờ về mặt pháp lý để đảm bảo bạn không giao dịch các tài sản đó (VD: Sổ đỏ, giấy đăng ký xe…).

Thủ tục vay thế chấp, có tài sản đảm bảo
Thủ tục vay thế chấp, có tài sản đảm bảo

Trong trường hợp bạn không thể trả khoản vay, ngân hàng sẽ thu tài sản đảm bảo này và bán thanh lý để thu lại tiền của họ. Thời gian vay thế chấp có thể lên tới 35 năm và có thể linh hoạt tùy nhu cầu sử dụng vốn của bạn.

Vay thế chấp thường hay được sử dụng với các khoản vay lớn để kinh doanh, mua nhà, đất, xe, du học…

Thủ tục, điều kiện để vay thế chấp.

  • Có tài sản đảm bảo
  • Có giấy tờ chứng minh tính pháp lý (hợp pháp) của tài sản đó.
  • Là công dân Việt Nam (tuổi từ 18 trở lên)

Hồ sơ vay vốn thế chấp bao gồm

  • Các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo: giấy tờ đất, giấy đăng ký xe, các loại giấy tờ có giá (cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…);
  • Chứng minh thư nhân dân / Thẻ căn cước công dân / Hộ chiếu (còn hiệu lực)

Quy trình, thủ tục vay tiền tại ngân hàng

Tất cả các ngân hàng ở Việt Nam đều có thủ tục vay tiền giống nhau và gồm một số bước sau.

Bước 1: Bạn lựa chọn khoản vay vốn phù hợp theo nhu cầu.

Bước 2: Đến trực tiếp chi nhánh của ngân hàng, phòng giao dịch

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn (như bên trên)

Bước 4: Ngân hàng thẩm định tài sản (Đối với hình thức vay thế chấp)

Bước 5: Phê duyệt khoản vay

Bước 6: Giải ngân khoản vay (tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Thời gian phê duyệt khoản vay

Đối với vay tín chấp: Thời gian nhanh, có thể là trong ngày

Đối với vay thế chấp: Lâu, do số tiền lớn phải thẩm định tài sản, kiểm tra giấy tờ, hồ sơ. (Có thể kéo dài 1 tháng hoặc hơn).

Lãi suất khi vay và những thuật ngữ bạn cần biết

Hiện nay ngân hàng có 3 loại lãi suất vay phổ biến: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Cụ thể cách tính và ví dụ như sau.

Phân biệt các loại lãi suất ngân hàng
Phân biệt các loại lãi suất ngân hàng
  1. Lãi suất vay cố định

Khi áp dụng cố định, có nghĩa trong suốt thời gian vay lãi suất sẽ không đổi. Số tiền mỗi tháng bạn cần trả số tiền lãi là như nhau.

Công thức tính lãi suất vay cố định:

Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền thế chấp x lãi suất cố định (%/ năm) / 12

Ví dụ: Bạn vay thế chấp 30.000.000đ với lãi suất cố định là 12% năm, và thời hạn vay của bạn là 1 năm. Mỗi tháng số tiền bạn cần phải trả lãi cho bên ngân hàng sẽ là: 30.000.000 X 0,12 / 12 = 300.000đ

2. Lãi suất thả nổi

Là lãi suất sẽ thay đổi tùy theo quy định, chính sách, hợp đồng của các ngân hàng vào từng thời điểm. Hiện nay, ngân hàng thường điều chỉnh lãi suất cho vay theo định kỳ 03 hoặc 06 tháng.

Công thức tính lãi suất thả nổi là:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Số tiền lãi mỗi tháng = Số tiền thế chấp X lãi suất thả nổi (%/ tháng) / 12

Ghi chú: lãi suất cơ sở là lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lĩnh lãi cuối kỳ. Biên độ lãi suất bạn sẽ thấy trong hợp đồng khi bạn vay thế chấp (thường các ngân hàng hay áp dụng 2%/ năm hoặc hơn).

Khi bạn đi vay, hãy đọc và hỏi kỹ bên ngân hàng và tính toán để tránh bị thiệt nhé. Ngân hàng có bộ phận pháp lý và họ soạn sẵn các hợp đồng, do đó bạn phải hỏi kỹ để tránh việc ban đầu thì tưởng là rẻ, nhưng sau lại hóa đắt.

Để dễ hiểu mình ví dụ như sau: Bạn cần vay thể chấp 30.000.000đ trong thời hạn 1 năm và với lãi suất thả nổi, biên độ là 0,2%/ tháng (tương đương 2,4%/ năm).

  • Từ tháng 1 đến tháng 3, lãi suất cơ sở là 0,8%/ tháng (9,6%/ năm) nên lãi suất thả nổi sẽ là: 0,8 + 0,2 = 1%/ tháng/ Số tiền lãi mỗi tháng bạn phải trả là: 30.000.000 X 0,01 = 300.000 VNĐ
  • Từ tháng 3 đến tháng 6, lãi suất cơ sở là 0,6 %/tháng (7,2%/ năm) nên lãi suất thả nổi là 0,6 + 0,2 = 0,8 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 0,8% = 240.000VNĐ
  • Từ tháng 6 đến tháng 9 lãi suất cơ sở là 1 %/tháng (12%/ năm) nên lãi suất thả nổi là 1 + 0,2 = 1,2 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 1,2% = 360.000 VNĐ.

Như bạn có thể thấy, lãi suất thả nổi nó biến động. Có thể tăng hoặc giảm (nhưng mình cá là tăng thì dễ chứ giảm thì khó lắm) do đó khoản vay của bạn có thể gặp rủi ro. Ông ngân hàng thì khôn mà.

3. Lãi suất hỗn hợp

Có một kiểu nữa mà một số ngân hàng áp dụng là dạng lãi suất vay hỗn hợp. Tức là bao gồm cả 2 hình thức trên, tức là bạn có 1 khoảng thời gian vay với lãi suất cố định, sau đó thì chuyển sang thả nổi.

Lãi suất vay hỗn hợp
Lãi suất vay hỗn hợp

Đối với các khoản vay có thời gian lớn từ 3 năm trở lên, thường bên ngân hàng hay mời chào kiểu vay hỗn hợp. Công thức thì vẫn như trên mà VTN 247 đã chia sẻ ở trên. Để dễ hiểu mình có ví dụ như sau

VD: Khách hàng vay thế chấp khoản vay 30.000.000 VNĐ, thời gian vay 1 năm với lãi suất hỗn hợp. Theo hợp đồng sẽ là 06 tháng với lãi suất cố định và 06 tháng còn lại với lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất thả nổi là 0,2%/ tháng (2,4%/ năm). Cách tính sẽ như sau:

  • 06 tháng đầu, số tiền lãi bạn cần trả giống mục 1 ví dụ (ở lãi suất cố định) là 300.000 VNĐ / tháng.
  • Trong 06 tháng sau, số tiền lãi thả nổi sẽ là 330.000 VNĐ hoặc 240.000 VNĐ hoặc 360.000 VNĐ theo mục 2 ví dụ (ở lãi suất hỗn hợp)

Với hình thức này thì nó ít rủi ro hơn lãi suất thả nổi một chút.

Một số câu hỏi về thủ tục vay tiền nhanh ngân hàng thường gặp

VTN 247 tổng hợp một số câu hỏi thường gặp để bạn tổng kết lại những gì cần lưu ý khi đi vay ngân hàng.

Các khoản phí khi vay thế chấp?

Bạn có thể mất một số khoản phí như phí công chứng, phí trả nợ trước hạn (không phải cứ trả trước là rẻ hơn đâu nha, ông ngân hàng khốn lắm), phí thẩm định tài sản, phí bảo hiểm vật chất, trả nợ trễ hạn… bạn hãy đọc kỹ hợp đồng vay nha.

Nếu đến hạn thanh toán và bạn không trả kịp thì sao?

Bạn sẽ mất 1 khoản phí trả nợ. Mức này tùy thuộc vào ngân hàng (họ sẽ ghi trong hợp đồng).

CIC là gì?

CIC là cách viết tắt của cụm từ Credit Information Center. Đây là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam. Nếu bạn đã từng vay tiền ở đâu đó mà chưa trả, thì có thể hồ sơ tín dụng của bạn sẽ ở mức xấu đó. Xem thêm về CIC (nợ xấu là gì?)

Thời gian duyệt khoản vay của tôi là bao lâu?

Vay tín chấp có thể trong ngày, vay thế chấp thì khá lâu có thể 1 tháng hoặc hơn.

Trên đây là tất cả thông tin về thủ tục vay tiền ngân hàng, điều kiện, cách tính lãi suất. Nếu bạn có chỗ nào cưa hiểu, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ thêm nha.

10/10 - (1 bình chọn)
Chào các bạn, mình là Tú Nguyễn. Mình học quản trị kinh doanh tại ĐH Công Nghiệp Hà Nội. Mình rất yêu thích Marketing đặc biệt là Tài Chính, Đầu Tư. Hãy để đồng tiền làm việc cho mình là cách thông minh và hiệu quả nhất, mình mong muốn nội dung của Blog này sẽ hữu ích và giúp bạn có hiểu biết, kế hoạch về tài chính cá nhân hiệu quả. Nếu có phần nào chưa hiểu, hoặc thiếu sót, hãy bổ xung và trao đổi với mình qua phần bình luận bên dưới nhé.