CVV là gì trên thẻ ngân hàng? Cách sử dụng CVV như thế nào?

Ở mặt sau của thẻ Visa hay Mastercard có số CVV được in. Nhưng không phải ai cũng biết CVV trên thẻ ngân hàng là gì cũng như ý nghĩa của dãy số này. Vậy CVV là gì? Cách sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Số CVV là gì?

CVV là gì? CVV (Verification Value) nghĩa là giá trị xác minh thẻ, đây là một mã bảo mật được sử dụng để xác minh các loại thẻ như: Thẻ tín dụng, thẻ Visa hoặc thẻ Mastercard… Bạn sẽ tìm thấy mã CVV gồm 3 chữ số được in ở ngay phía mặt dưới của các thẻ thanh toán quốc tế chẳng hạn.

Để gia tăng khả năng bảo mật, giảm thiểu rủi ro khi thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng, người ta mới phát minh ra mã xác minh thẻ được viết tắt là CVV (Card Verification Value). Mã này được dùng khi giao dịch trực tuyến. Khi thanh toán online bạn chỉ cần nhập mã CVV là có thể thực hiện thanh toán được, thậm chí không cần đến mã pin.

Bên cạnh đó còn có số CVC

Số CVC là gì?

Số CVC là viết tắt của Card Verification Code, tương tự như CVV, CVC cũng là mã bảo mật thẻ nhưng được sử dụng để xác minh thẻ MasterCard.

Số CVC nằm ở đâu trên thẻ tín dụng?

Mã CVV/CVC được in trực tiếp lên mặt sau của thẻ tín dụng và bao gồm 3 chữ số cuối cùng nằm ở sau phần chữ ký chủ thẻ. Các chữ số này rất dễ nhìn thấy vì vậy nếu khách hàng không xóa số này ngay khi nhận thẻ hoặc có biện pháp bảo mật đúng cách thì mã số CVV/CVC nhiều khả năng sẽ bị đánh cắp và bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện các giao dịch bất chính.

Số CVC nằm ở đâu trên thẻ tín dụng?

Hướng Dẫn Dùng Mã CVV Để Thanh Toán

Việc sử dụng mã CVV để thanh toán áp dụng trong các trường hợp mua hàng Online. Để thanh toán hóa đơn bằng mã CVC bạn thực hiện theo các bước sau :

Bước 1: Truy cập vào website bán hàng và lựa chọn hàng hóa / dịch vụ cần mua

Bước 2: Chuyển đến trang thanh toán, lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ Mastercard / Visa

Bước 3: Tiến hành điền đầy đủ các thông tin yêu cầu để xác minh thẻ và chủ sở hữu thẻ. Mỗi website khác nhau sẽ có biểu mẫu thông tin khác nhau. Nhìn chung, khách hàng cần phải điền một số thông tin cơ bản sau đây:

  • Tên chủ thẻ (Cardholder’s name): được viết hoa không dấu, in nổi ở mặt trước của thẻ. Lưu ý, tên chủ thẻ khi điền vào biểu mẫu xác minh phải điền không dấu giống như đã in trên thẻ.
  • Số thẻ (Card number): được in nổi ở mặt trước của thẻ, bao gồm dãy số 16 hoặc 19 tùy ngân hàng.
  • Thời hạn hết hiệu lực của thẻ (Expiry date): Do một số thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng có ghi cả ngày phát hành và ngày hết hạn nên khách hàng khi điền thông tin xác minh cần phải lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn.
  • CVV/CVC: Điền mã số CVV/CVC là bước cuối cùng giúp hoàn tất quá trình xác minh. Một số trang web sau khi điền mã CVV/CVC sẽ gửi mã OTP về số điện thoại đăng ký thẻ ngân hàng để tiến hành xác nhận. Nhưng mặt khác cũng có một số website không cần mã xác nhận OTP qua điện thoại mà chấp nhận số CVV/CVC mà khách hàng điền ngay lập tức.
Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn
Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hóa đơn

Bước 4: Sau khi bấm xác nhận, mã OTP sẽ được gửi về số điện thoại của bạn. Nhập mã OTP để xác nhận quá trình thanh toán.

Cách xóa số CVV/CVC

Bạn nên biết, chỉ cần có đầy đủ thông tin về số thẻ, họ tên, ngày tháng có hiệu lực và hết hạn, số CVV/CVC in trên thẻ là tin tặc có thể dễ dàng thao túng tài khoản của bạn.

Vì vậy ngay khi nhận được thẻ Visa/Mastercard, bạn hãy ghi nhớ rồi xóa số hoặc làm mờ đi số CVV/CVC in trên thẻ. Hoặc gây nhầm lẫn để kẻ gian không biết chính xác số bị tẩy xóa là gì.

Khi xóa hoặc làm mờ đi cần đảm bảo dải từ hoặc chip thẻ không bị xước xát thì kể cả có bị cong vênh thẻ vẫn giao dịch được bình thường.

Đây là mẹo giúp thông tin của người dùng được bảo mật tốt hơn, tuy nhiên nếu bạn luôn cẩn thận và đề cao cảnh giác khi giao dịch bằng thẻ thì sẽ chẳng bao giờ phải dùng tới các phương án này.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn, phòng ngừa tin tặc bạn nên lưu ý:

  • Trước khi mua hàng online, đừng quên đăng ký dịch vụ Verified by Visa/MasterCard để nhận mã OTP như “chốt bảo mật cuối cùng”.
  • Khi mua hàng online hãy lựa chọn website có giao thức https:// được mã hóa bảo mật thông tin (ổ khóa màu xanh trên tên miền website). Điều này rất quan trọng, và có thể là yếu tố quyết định độ an toàn cho thông tin của bạn hay không.

Cách bảo mật số thẻ Visa/ thẻ Mastercard và thẻ tín dụng khi quẹt máy POS

Hiện nay, hình thức thanh toán bằng máy POS rất phổ biến và được người dùng thường xuyên lựa chọn nhờ ưu điểm nhanh chóng và linh hoạt. Tuy nhiên, khi quẹt bằng máy POS, người dùng không tránh khỏi các rủi ro bị đánh cắp thông tin thẻ. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia giúp bạn sử dụng thẻ an toàn tại máy POS:

  • Bạn nên ghi nhớ mã CVV/CVC và xóa hoặc cào nhẹ để mã CVV/CVC mờ hẳn. Khi xóa mã xác minh thẻ, kể cả trong trường hợp kẻ gian có thẻ cũng không thể thanh toán trực tuyến được. 
  • Bạn cũng cần đảm bảo luôn có mặt trong lúc giao thẻ Visa, Mastercard hay thẻ tín dụng cho nhân viên quẹt máy POS. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc nhân viên hoặc người xung quanh khu vực mua sắm đó đánh cắp thông tin trên thẻ của bạn.
  • Tuyệt đối không chia sẻ thông tin về thẻ tín dụng, số thẻ visa hoặc đưa cho ai xem thẻ của mình. Đặc biệt, bạn không được cho phép bất cứ ai có thể chụp hình lại mặt trước (số thẻ visa) và cả mặt sau (CVV/CVC) của tấm thẻ tín dụng.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chức năng bảo mật bằng OTP khi thanh toán online. Như vậy, khi thực hiện bất kỳ giao dịch mua sắm nào. Ngân hàng sẽ xác nhận một lần nữa với chủ thẻ thông qua việc xác nhận từ điện thoại.

Rủi ro gì khi lộ thông tin thẻ và mã CVV/CVC

Nếu bạn dùng thẻ visa, mastercard để thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ, thẻ của bạn sẽ được đưa qua máy đọc thẻ mà không cần nhập mã CVV/CVC. Do các thẻ đều được gắn chip thông minh đã được mã hóa, rủi ro bị lộ thông tin qua máy đọc thẻ là rất thấp.

Tuy nhiên, nếu có ai đó lấy được thông tin thẻ của bạn, bao gồm số thẻ, tên của bạn và cả mã CVV/CVC, người đó hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch mua sắm, thanh toán trực tuyến mà không cần cầm thẻ của bạn trên tay. Khi đó, thẻ của bạn bỗng nhiên bị trừ tiền dù giao dịch không phải do bạn thực hiện.

Đây là rủi ro lớn đối với các chủ thẻ visa, mastercard. Vì vậy, đừng bao giờ sao chụp thẻ của bạn với đầy đủ thông tin, bao gồm cả mã CVV/CVC vì chúng có thể bị lọt ra ngoài. Việc bảo mật nhóm mã này sẽ là khâu then chốt để bảo vệ thẻ của bạn.

Đặc biệt, khi sử dụng thẻ visa hoặc thẻ mastercard để thanh toán trực tuyến, việc nhập mã CVV/CVC của bạn có thể bị ghi lại hoặc sao chép, dẫn tới rò rỉ thông tin. Rủi ro này xảy ra khi bạn thanh toán online thông qua đường truyền internet hoặc tại các website không được bảo mật. Từ đó, các tin tặc có thể theo dấu những gì bạn đã nhập và dễ dàng có được các thông tin thẻ cũng như mã bảo mật.

Hiện nay có rất nhiều website chấp nhận thanh toán ngay khi nhập đầy đủ thông tin thẻ và mã CVV/CVC mà không cần xác minh cùng mã OTP gửi vào điện thoại. Vì vậy, khi để lộ thông tin thẻ cùng toàn bộ mã bảo mật, bạn sẽ có nguy cơ bị lộ và bị sử dụng thẻ để thanh toán cho các giao dịch khác không thể kiểm soát được.

Những lưu ý khi sử dụng số CVV để thanh toán

KHÔNG NÊN NÊN
Sử dụng các máy tính công cộng để thanh toán trực tuyến. Luôn bảo vệ máy tính, điện thoại khỏi vi-rút.
Luôn lưu trữ đối chiếu hóa đơn thanh toán với sao kê thẻ tín dụng hàng kỳ.
Kiểm tra dấu hiệu bất thường của máy POS hoặc ATM trước khi giao dịch. Kẻ gian có thể gắn thiết bị chụp hình hoặc thiết bị ghi lại thông tin thẻ của bạn ngay tại máy POS và cây ATM.
Truy cập vào các website uy tín với địa chỉ URL bắt đầu bằng “https://” và chứng chỉ SSL…
Đặt thẻ trong tầm mắt khi giao cho nhân viên thu ngân hoặc để thẻ quá lộ liễu… Kẻ gian có thể lợi dụng thời điểm bạn không chú ý để ghi lại thông tin thẻ của bạn chỉ trong nháy mắt.

Những nơi thanh toán không cần số CVV

Hầu hết các giao dịch mua bán online đều phải nhập mã CVV để hoàn tất việc xác nhận thanh toán. Nhưng trong thực tế vẫn có một số ít nơi chấp nhận thanh toán online bằng thẻ mà không cần nhập mã CVV cụ thể:

  • Các khách sạn từ ba sao trở lên. Khi khách hàng đặt phòng và sử dụng phương thức thanh toán online qua thẻ. Bản chỉ cần điền số thẻ, họ và tên chủ thẻ mà không cần phải điền thêm mã CVV. Tiền sau đó vẫn được trừ đi như bình thường để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
  • Những trang thương mại điện tử lớn hàng đầu thế giới như Amazon cũng có thể thanh toán nhanh mà không cần nhập số CVV.

Kết luận

Đến đây chắc bạn đã biết CVV là gì rồi chứ. Hy vọng rằng thông qua bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cách sử dụng số CVV trong giao dịch thanh toán online cũng như cách làm thế nào để bảo vệ nó khỏi các hacker.

Rate this post