Những người đi vay ngân hàng không còn quá xa lạ với thuật ngữ “ đáo hạn ngân hàng ”. Tuy nhiên, với thuật ngữ này nghe thì đơn giản nhưng nếu không tìm hiểu kỹ cũng dễ dàng bị nhầm lẫn với những thuật ngữ thông dụng trong thế giới của ngân hàng. Quan trọng hơn hiểu sai sẽ mang lại 1 số rủi ro cho người đi vay. Cùng tìm hiểu rõ đáo hạn ngân hàng là gì? Và những điều cần lưu ý khi vay đáo hạn qua bài viết dưới đây nhé.
Đáo hạn ngân hàng là gì?
Đáo hạn ngân hàng là hoạt động tái vay vốn khi khoản vay cũ đến hạn thanh toán nhưng người vay chưa có khả năng hoàn trả. Mặt khác, thuật ngữ này còn dùng trong trường hợp người gửi tiết kiệm có nhu cầu gia hạn thời gian gửi tiền tại ngân hàng. Trong trường hợp đáo hạn vay, người đi vay có thể gia hạn hoặc tất toán thêm thời gian vay vốn để duy trì công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, tồn tại một số ý kiến trái chiều về dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Thông qua hoạt động này, những khoản nợ xấu không có khả năng thanh toán sẽ được che giấu và gây ra những hệ lụy cho hệ thống tín dụng quốc gia. Vì vậy, bản chất của nó là hành vi xấu.
Những phương thức đáo hạn phổ biến hiện nay
Thông thường khi đến thời hạn phải thanh toán gốc lẫn lãi cho những khoản vay (tham khảo cách tính lãi suất vay ngân hàng) mà khách hàng chưa thanh toán được thì phải thực hiện đáo hạn. Khách hàng có thể chọn lựa các hình thức đáo hạn ngân hàng phù hợp với tình hình của mình. Như:
Đáo hạn tại chỗ
Đáo hạn tại ngân hàng mà khách hàng đang vay vốn bằng cách gia hạn thêm một hợp đồng vay khác. Khách hàng có thể gia hạn thêm khoản vay dựa vào tài khoản thế chấp.
Nếu ngân hàng đánh giá tài khoản đó có giá trị cao và hoạt động kinh doanh của khách hàng khả quan, Khách hàng sẽ có thể được cấp thêm một hạn mức để sử dụng trong vòng một năm và trả lãi. Sau một năm, ngân hàng sẽ đánh giá lại hoạt động kinh doanh của khách hàng và có thể gia hạn thêm khoản vay cho khách hàng.
Đáo hạn chuyển vùng
Là hình thức đáo hạn sang các ngân hàng khác trên thị trường. Khách hàng chuyển đổi khoản vay đã đến hạn thanh toán hiện tại sang một khoản vay mới tại một ngân hàng khác với những ưu đãi hơn về lãi suất và thời hạn thanh toán.
- Vay ứng trước để mua tài sản và thế chấp vào ngân hàng
- Vay rút sổ bên ngoài để đưa vào ngân hàng
Như vậy, dù bạn vay theo hình thức nào: vay thấu chi tín chấp, vay tín chấp, vay thế chấp đều có thể thực hiện yêu cầu đáo hạn khi đến hạn thanh toán khoản vay với ngân hàng.

Điều kiện và thủ tục vay đáo hạn ngân hàng ?
Điều kiện vay đáo hạn ngân hàng
- Khách hàng phải nằm trong độ tuổi từ 22 tuổi đến 65 tuổi.
- Khách hàng chưa từng có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.
- Có tài sản thế chấp và giá trị tài sản đủ điều kiện để đáo hạn khoản vay.
- Khách hàng có hộ khẩu, KT3 tại những khu vực có chi nhánh của ngân hàng.
- Khách hàng có nguồn thu nhập ổn định, hoạt động kinh doanh tốt.
Thủ tục đáo hạn khoản vay ngân hàng
- Hồ sơ nhân thân: Bản sao CMND/thẻ căn cước/Hộ chiếu còn hiệu lực, bảo sao sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân.
- Bản sao tài sản thế chấp: sổ đỏ, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm…
- Hồ sơ chứng minh tài chính: Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, giấp phép thành lập, báo cáo tài chính, sổ sách ghi chép doanh thu, lợi nhuận…
- Hồ sơ khoản vay cũ
- Giấy ghi nợ.
Đáo hạn ngân hàng có mất phí không
Đáo hạn tiết kiệm thì khách hàng không mất bất kỳ một khoản phí nào. Tuy nhiên đáo hạn khoản vay thì khách hàng thường sẽ mất phí. Mức phí này được quy định tùy theo từng ngân hàng cũng như tùy từng tổ chức. Thông thường, phí đáo hạn đang dao động từ 0,3 – 0,7%/ngày.
Những điều cần lưu ý khi vay đáo hạn ngân hàng
Đối với người đi vay, đáo hạn ngân hàng là điều không mong muốn. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đáo hạn ngân hàng, cá nhân hoặc tổ chức cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn ngân hàng đáo hạn và hình thức đáo hạn phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.
- Tham khảo thông tin và thủ tục đáo hạn của ngân hàng để tránh mất thời gian và chi phí phát sinh không mong muốn.
- Cân nhắc thật kỹ và tránh xa các tổ chức tín dụng đen với lãi suất cực kỳ cao khi tới thời điểm thanh toán nợ cho ngân hàng. Đây là cách giải quyết không được khuyến khích vì tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.
- Nên tìm đến các tổ chức tín dụng uy tín và hợp pháp để thực hiện đáo hạn khoản vay tránh tình trạng tiền mất tật mang với các tổ chức cho vay trôi nổi ở bên ngoài.

Các vấn đề thường gặp phải khi đến kỳ đáo hạn
- Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ giải chấp nghĩa là ngân hàng sẽ định giá tài sản thế chấp và thanh lý tài sản theo thời hạn nếu bạn không hoàn trả khoản tiền gốc đã vay. Một điều cần lưu ý là những ai bị quá hạn ngân hàng sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu của ngân hàng Nhà nước và cực kỳ khó khăn khi muốn vay bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác.
- Không nên lựa chọn cách đáo hạn ngân hàng để chuyển từ khoản nợ này sang khoản nợ khác. Bởi lẽ đảo hạn không nằm trong danh mục cho phép của Ngân hàng Nhà nước vì hồ sơ tín dụng khách hàng có vấn đề (Phương án kinh doanh và phương án trả nợ không đúng hoặc có sai lệch gì so với thực tế nên không trả nợ đúng hạn được điều này rất khó biết được). Vì thế bạn không nên mạo hiểm với hình thức này.
- Khi đến kỳ đáo hạn ngân hàng, nhiều người lo lắng về nguy cơ bị liệt vào danh sách nợ xấu nên tìm tới các tổ chức tín dụng đen để vay nóng với mức lãi suất cao nhằm trả nợ cho kịp thời hạn ngân hàng. Đây thực sự là một giải pháp cực kỳ mạo hiểm và mang nhiều rủi ro.
- Thông thường các ngân hàng sẽ có hình thức vay đáo hạn 1 năm/lần và tới thời điểm đáo hạn căn cứ vào chính kết quả kinh doanh hay tình hình thu nhập của bạn sẽ có quyết định cho vay tiếp hay không. Lúc này đến thời điểm đáo hạn bạn cần phải trả toàn bộ tiền vay cùng tiền lãi trong năm.
Kết luận
Khi đã nắm chắc những kiến thức về Đáo hạn ngân hàng là gì, bạn sẽ không cần phải bận tâm đến các khoản vay sắp đến hạn mà bản thân vẫn chưa có khả năng thanh toán. Các ngân hàng hiện nay hầu như đều cung cấp dịch vụ này nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian trả nợ và ngăn tình trạng vì để thanh toán nợ mà khách hàng tìm đến các tổ chức tín dụng đen vay tiền.
Bình luận / Hỏi đáp